Tấm gương “Phụ nữ làm kinh tế giỏi, giúp nhau giảm nghèo”
Lượt xem: 1368

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo ở xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng - một vùng thuần nông, nông dân sinh sống nhờ một năm 02 vụ lúa và nghề đan thảm cói truyền thống; gia đình không có điều kiện nên chị đã thôi học sớm để phụ giúp gia đình, nuôi các em ăn học. 

Năm 1982, chị kết hôn với chồng là anh Phạm Văn Tiến, thương nặng (1/4) tại chiến trường Campuchia. Những năm đầu mới kết hôn, cuộc sống gia đình chị hết sức khó khăn. Một mình chị vừa chăm lo cho chồng, vừa chăm sóc bố mẹ già, vừa lo liệu cho các con ăn học, phương trưởng nên người. Ngần ấy công việc, với một người phụ nữ bình thường, đôi khi cũng cảm thấy nặng gánh trên vai. Nhưng với chị Hải, tinh thần lạc quan và hơn hết là những nỗ lực đã giúp chị không chỉ làm tròn công việc gia đình mà còn gánh vác thêm nhiều công việc ngoài xã hội.

Năm 1991 đứng trước cảnh nông dân không có việc làm thêm vào thời gian nông nhàn, với quyết tâm không muốn nghề đan cói truyền thống của quê hương bị mất đi; chị cùng chồng quyết định đi thăm quan các mô hình sản xuất tại Ninh Bình, Thanh Hóa.... Khảo sát thị trường thấy lúc bấy giờ Nông trường quốc doanh Rạng Đông có vùng trồng cói; chị đã đứng lên mua nguyên liệu, tổ chức cho 09 chị em đan cói và xuất thẳng sản phẩm sang bên Ninh Bình, Thanh Hóa. Thời điểm mới thành lập, cơ sở sản xuất có 09 công nhân - là những hội viên phụ nữ ở Chi hội phụ nữ số 11. Bản thân chị vừa làm Giám đốc, kiêm thủ quỹ, thủ kho, công nhân và người đan mẫu; những ngày đầu khởi nghiệp, chị cùng các chị em lao động cật lực mà chưa có lãi bởi: kỹ thuật chưa thành thạo; thiếu mặt bằng và thiếu vốn sản xuất; đầu ra cho sản phẩm khó khăn, phải qua nhiều mối trung gian...

Năm 1996 thị trường kinh tế mở cửa lưu thông hàng hóa các nước. Đặc thù của mặt hàng cói rất thân thiện với môi trường, phù hợp với các nước Đông Âu. Lúc này chị đã tìm được cơ sở nhận cung ứng nguyên liệu, mẫu mã và đầu ra cho bao tiêu sản phẩm; cơ sở của chị đã có nhiều chị em lao động địa phương tìm xin học nghề ngày càng đông. Chính sự tin tưởng của chị em lao động, đã tạo động lực để chị quyết tâm vay vốn, mở rộng sản xuất và đưa một số chị em đi học các lớp kỹ thuật cao về phổ biến cho bà con. Cơ sở sản xuất hàng cói xuất khẩu Hải Tiến do chị làm chủ được xây dựng khang trang với nhà xưởng, kho chứa hàng, kho nhuộm pha chế màu, máy sấy bảo ôn đảm bảo đáp ứng yêu cầu sản xuất, tạo ra sản phẩm chất lượng cao đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đem lại giá trị kinh tế cao. Đến nay đã có gần 300 hộ gia đình với khoảng 700 lao động được ký kết gia công các sản phẩm đan lát thủ công tại 08 xã trong huyện; đảm bảo có việc làm thường xuyên và thu nhập từ 4,5 - 5 triệu đồng/tháng/người. Tổng thu nhập hàng năm trừ chi phí lợi nhuận khoảng 400 - 500 triệu đồng/năm. Hàng năm chị đề xuất với phòng Lao động Thương binh xã hội Huyện, Trung tâm dạy nghề huyện Nghĩa Hưng mở các lớp dạy nghề cho lao động nữ tại nông thôn, góp phần tạo việc làm cho 140 chị em tịa địa phương.

(Chị Nguyễn Thị Hải bên chụp cùng các sản phẩm do chính Cơ sở sản xuất của mình làm ra)
(Chị Nguyễn Thị Hải chụp cùng các sản phẩm do chính Cơ sở sản xuất của mình làm ra)

Ngoài việc làm chủ cơ sở sản xuất hàng cói xuất khẩu Hải Tiến, chị còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội: với trách nhiệm là Đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Chi Hội trưởng Chi hội Phụ nữ số 11, xã Nghĩa Lâm, chị luôn nỗ lực, cố gắng đổi mới cách làm, đưa phong trào thi đua và hoạt động Hội đến với từng hội viên, phụ nữ trong thôn xóm và được chị em trong Chi hội tín nhiệm. Chị đã triển khai sâu rộng các phong trào thi đua, cuộc vận động của Hội tới hội viên phụ nữ trong Chi hội; từ năm 2016 - 2021, chị phát triển 15 hội viên mới, nâng tổng số hội viên hiện nay là 109 hội viên, tỷ lệ tập hợp hội viên 109/135 (đạt 80%), tăng 2% so với đầu nhiệm kỳ. Trong phong trào xây dựng Nông thôn mới tại địa phương, chị đã vận động chị em tổ chức xây dựng tuyến đường hoa do phụ nữ tự quản với tổng chiều dài 500m. Tích cực tuyên truyền, vận động các chị em tham gia các cuộc tổng vệ sinh đường thôn xóm, chăm sóc đường hoa, thu góp rác thải đúng nơi quy định, vận động các gia đình hội viên phụ nữ phân loại rác thải tại mỗi gia đình. Chị cũng thành lập và duy trì "Tổ phụ nữ tiết kiệm mua thẻ Bảo hiểm y tế - Vì sức khỏe gia đình" với 20 thành viên tham gia để mua thẻ Bảo hiểm y tế; giúp cho 05 phụ nữ nghèo thoát nghèo. Đặc biệt, hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19” do Thủ tướng Chính phủ phát động; chị đã trực tiếp ủng hộ xà bông diệt khuẩn và tặng khẩu trang cho các hộ dân khó khăn trong và ngoài xã cùng với chính quyền và nhân dân địa phương đồng lòng, quyết tâm chống dịch.

Với những nỗ lực của bản thân trên mọi cương vị, chị Nguyễn Thị Hải đã vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen năm 2020; 02 lần được Chủ tịch UBND tỉnh tặng Bằng khen (năm 2015 và 2020); vinh dự là 01 trong 10 cá nhân tiêu biểu được nhận giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2021 và rất nhiều Bằng khen của các cấp, các ngành;...

Một số hình ảnh sản phẩm của Cơ sở sản xuất hàng cói xuất khẩu Hải Tiến:






 

Theo Trang thông tin điện tử Sở nội vụ tỉnh Nam Định

Tin mới

image advertisement





image advertisement
image advertisement

 anh tin bai

 anh tin bai

anh tin bai
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân xã Hoàng Nam - Nghĩa Hưng - Nam Định
              Địa chỉ: Xã Hoàng Nam- huyện Nghĩa Hưng - tỉnh Nam Định
              Email: DanguyxaHoangNam@gmail.com
                                   UBNDxahoangnam@gmail.com

  
Chung nhan Tin Nhiem Mang